KỸ THUẬT ƯƠNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ CHÌNH

KỸ THUẬT ƯƠNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ CHÌNH
Description: Cá chình là loài thủy đặc sản quí,

minhhai – December 27, 2007 07:20 AM (GMT)

PHẦN I
MỞ ĐẦU

Cá chình là loài thủy đặc sản quí, hàm lượng Protit của thịt cá chình cao hơn thịt bò, thịt lợn và trứng gà, đặc biệt là hàm lượng vitamin rất cao, ở Trung Quốc coi cá chình là “nhân sâm dưới nước”.
Trên thế giới việc nghiên cứu phân loại và sinh học các loài cá chình (Anguilla) được tiến hành khá sớm, từ giữa thế kỷ 19. Đến nay có thể tìm thấy 200 công trình nghiên cứu khu hệ – phân loại cá chình có đề cập đến các loài cá chình giống Anguilla. Giống Anguilla, họ cá chình Anguillidae, bộ cá chình Anguilliformes có khoảng 20 loài phân bố rộng, trừ vùng Nam, Bắc cực ra, các châu lục trên thế giới đều có. Riêng vùng lãnh thổ phần Trung-Tây Thái Bình Dương có 11 loài cá chình thuộc giống Anguilla (Smith G. 1999): Anguilla megastoma, Anguilla celebesensis, A. interioris, A. marmorata, A. reinhardtii, A. japonica, A. malgumora, A. obscura, A. australis, A. bicolor bicolor, vµ A. bicolor pacifica.
Các loài cá chình (Anguilla) có chu kỳ sống rất đặc biệt: sinh trưởng trong nước ngọt, đến tuổi thành thục, trưởng thành sinh dục di cư ra biển, tuyến sinh dục phát triển, chín muồi, sinh sản ở vùng biển sâu, trứng có kích thước nhỏ, số lượng nhiều, thụ tinh, phối phát triển nở thành ấu trùng biến thái thành hình lá liễu sống phù du trong nước biển, theo dòng hải lưu dần vào bờ, biến thành cá chình con trong suốt, dạng hình ống vào các sông, đầm nước ngọt rồi thành cá chình con thực thụ tiếp tục đi vào sâu các sông, suối, sinh sống ở đấy cho đến trưởng thành. Có nhiều công trình nghiên cứu sự phân bố và di cư của các loài cá chình (Anguilla), có một số loài phân bố rất rộng như: cá chình châu âu (Anguilla anguilla), cá chình Nhật Bản A. Japonica, cá chình hoa A. marmorata,… chúng phân bố ở lãnh thổ của nhiều nước. Sinh học của các loài cá chình (Anguilla) cũng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Các nghiên cứu đã cho thấy các loài cá chình là các loài cá ăn thịt, thức ăn của chúng chủ yếu là các loài động vật: bao gồm cá, các loài giáp xác, nhuyễn thể, côn trùng…. Lúc còn nhỏ chúng ăn các động vật phù du nhóm Cladocera và giun ít tơ.
Có nhiều nghiên cứu quan tâm đến quá trình sinh sản của cá chình. Các nghiên cứu quá trình phát sinh giao tử (sinh tinh và sinh noãn) của các loài cá chình đều nhận thấy, trong thời kỳ sống ở nước ngọt các quá trình này chỉ ở thời kỳ đầu. Tuy nhiên, sự hình thành tuyến sinh dục ở chúng xảy ra sớm ở giai đoạn cá chình dạng trong suốt. Quá trình đó cũng giống như ở các loài cá xương khác.
Điều làm các nhà khoa học quan tâm là rất hiếm gặp cá chình cái trong thời kỳ cá sống trong nước ngọt, có thể sự chuyển giới tính thành cá cái xảy ra vào lúc cá chuyển sang thời kỳ sống ở biển.
Đã có những thực nghiệm nuôi tế bào sinh dục đực của cá chình trong điều kiện in vitro và đã đạt được kết quả: từ tinh nguyên bào đã nhận được các tinh tử và tinh trùng.
Các nghiên cứu theo hướng này nhằm điều khiển sinh sản của các loài cá chình và sản xuất cá giống nhân tạo. Từ năm 1992 Nhật Bản nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống cá chình. Kế hoạch nghiên cứu 05 năm, nội dung nghiên cứu kỷ thuật cho đẻ, xác định điều kiện môi trường tốt nhất cho cá đẻ, thức ăn nuôi cá con, nâng cao tỷ lệ thành thục đàn cá nuôi. Tuy nhiên cho đến nay, ngành kinh tế nuôi cá chình thương phẩm ở các nước chủ yếu vẫn sử dụng nguồn cá giống (với các kích thước khác nhau) thu vớt, đánh bắt trong vùng nước tự nhiên (thường ở vùng ven biển, các đầm phá cửa sông, hạ lưu các sông, hồ nước lợ, nước ngọt).
Nhật bản nuôi cá chình từ năm Minh Trị thứ 12 (1879) và ngày càng phát triển. Kỹ thuật ương nuôi cá giống và nuôi cá thịt đã tương đối hoàn thiện, đối tượng nuôi chủ yếu là loài cá chình Nhật Bản A. Japonica. Sản lượng nuôi là 26.700 tấn (1980) nhưng phải nhập từ Trung Quốc 27.530 tấn (1995).
Đài Loan bắt đầu nuôi thực nghiệm cá chình từ năm 1926 đến năm 1972 xuất sang Nhật trị giá 30 triệu USD, diện tích nuôi là 1.058 ha. Sản lượng cá chình nuôi hàng năm dao động trong khoảng 26.000 đến 56.000 tấn với tổng giá trị khoảng 400 triệu USD
Trung Quốc bắt đầu nuôi từ những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, đã đưa năng suất lên 15 tấn/ha. Năm 1995 xuất 5.200 tấn cá chình sống trị giá 65,5 triệu USD, 1.450 tấn cá chình đông lạnh trị giá 4,5 triệu USD, 2.700 tấn cá chình hun khói trị giá 60,75 triệu USD.
Ở nước ta loài cá chình được phát hiện và xác định tên khoa học lần đầu tiên là loài cá chình Nhật Bản A. Japonica Temminsk et Schlegel, 1846, bỡi Chevey P. và Lemasson J., năm 1937. nhưng sau đó không phát hiện thấy chúng nữa.
Từ năm 1975 một số công trình nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt ở các tỉnh Miền Trung nước ta đã phát hiện một số loài cá chình (Nguyễn Thái Tự, 1979; Hoàng Đức Đạt và ctv, 1981; Nguyễn Hữu Dực, Mai Đình Yên, 1994; Nguyễn Hữu Dực, 1995; Nguyễn Thị Thu Hè, 2000; Nguyễn Hữu Phụng, 2000). Đến nay ở nước ta có các loài cá chình: cá chình Nhật Bản A. Japonica, cá chình hoa A. marmorata, Cá chình mun A. bicolor, cá chình nhọn A. malgumora. Loài cá chình Nhật Bản chỉ mới phát hiện lại ở Miền Trung với số lượng rất ít. Nhìn chung các loài cá chình Anguilla ở nước ta phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển cửa sông, các đầm, hồ, sông, suối nước ngọt từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Nguyên (phần phía đông liên hệ với các sông của các tỉnh Miền Trung) và Đảo Phú Quốc. Tuy nhiên, vùng có số lượng nhiều là các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên: các loài cá chình hoa, cá chình mun, cá chình nhọn có số lượng nhiều.
Nhìn chung các loài cá chình ở nước ta phân bố rộng ở các tỉnh ven biển Miền Trung và Tây Nguyên, thời gian qua do giá cao có lúc lên đến vài trăm ngàn hoặc hàng triệu đồng/kg nên bị săn lùng thu gom xuất khẩu hay phục vụ các nhà hàng cao cấp.
Cần hiểu về nhóm thủy đặc sản đáng quí này nhằm bảo vệ và gây nuôi để những năm tới có thêm mặt hàng xuất khẩu làm giàu cho đất nước ta.

PHẦN II
SINH HỌC CÁ CHÌNH

I. MỘT SỐ LOÀI CÁ CHÌNH Ở NƯỚC TA
1. Cá chình hoa (chình bông)
Bộ: Anguilliformes
Họ: Anguillidae
Giống: Anguilla
Loài: A. marmorata Quoy & Gaimard, 1824
Tên phổ thông: cá chình hoa (chình bông, chình cẩm thạch)

Hình 1. Cá chình hoa (A. marmorata)

Cá có màu xám tro ở mặt lưng, vàng nhạt ở mặt bụng, vây lưng màu sẫm. Rìa vây lưng, vây hậu môn cùng với vây đuôi có màu đen. Đôi xương sống 110, xương tia mang 10 – 12, tia vây ngực 16 – 20.
Ở đầm Châu Trúc (Bình Định) bắt được con cỡ 73 cm, cá có thể dài đến 1,2 m.
Phân bố ở sông Bồ, sông Hương, đầm Cầu hai (Thừa Thiên Huế), sông Trà Khúc (Quảng ngãi), sông con, sông Ba (Phú Yên), sông Ngàn Phố (Hà Tỉnh), hồ Đắc Uy (Kon Tum), đầm Châu Trúc (Bình Định).
Trên thế giới cá phân bố ở Nhật Bản, Triết Giang (Trung Quốc), Indonesia, Australia, Borneo. Nói chung cá chình hoa phân bố rộng cả miền ôn đới và nhiệt đới của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Bình thường cá có chiều dài từ 50 – 70 cm tương ứng với khối lượng từ 0,6 – 1,5 kg, có con dài trên 1m nặng 7 đến 12 kg.
Cá sống ở nước ngọt đến khi thành thục sinh dục cá bố, mẹ di cư ra biển sâu để đẻ. Trứng nở thành ấu trùng dạng lá và nhờ hải lưu và sóng biển đưa từ biển khơi vào bờ. Sau khi biến thành cá chình con vào nước ngọt sinh sống.
2. Cá chình mun (Anguilla bicolor Schmidt, 1928)
Bộ: Anguilliformes
Họ: Anguillidae
Gống: Anguilla
Loài: A. bicolor Schmidt, 1928
Tên phổ thông: Cá chình mun (chình nhốt, chình trê).

Hình 2. Cá chình mun (A. bicolor Schmidt, 1928)
Cá có màu xám ở phía lưng, trắng ngả vàng ở phía bụng. Ranh giới giữa hai màu phía lưng và phía bụng rõ ràng. Vây lưng màu xám, vây hậu môn sáng màu ở phía trước, sẫm màu ở phía sau.
Đốt xương sống 100 – 115, đốt xương ngực 41 – 45, Xương mang 9 – 13, tia vây ngực 15 – 20.
Ở nước ta phân bố từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên, đầm Châu Trúc, sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Ba…
Ở thế giới có ở Australia, Borneo (Indonesia), Philippin…
Theo ngư dân cho biết tại đầm Châu trúc vào thập kỷ 1960 của thế kỷ XX hàng năm có thể đánh bắt được khoảng 10 tấn cá chình mun. Hiện nay loài cá chình này ngày càng giảm.
3. Cá chình nhọn (A. malgumora Kaup, 1856)
Bộ: Anguilliformes
Họ: Anguillidae
Giống: Anguilla
Loài: A. malgumora Kaup, 1856.
Tên phổ thông: Cá chình nhọn (chình Trung Quốc).

Hình 3. cá chình nhọn (A. malgumora Kaup, 1856)
Cá có màu xám tro ở mặt lưng, vàng nhạt ở mặt bụng. Không có vân chấm hoa. Vây lưng màu sẫm. Phía trước vây hậu môn màu sáng. Rìa vây lưng, vây hậu môn có màu đen.
Phân bố: Vùng Borneo, Indonesia.
Ở nước ta thấy ở vùng Bình Định, Phú Yên.
4. Cá chình Nhật Bản (A.japonica Tem, and Sh 1846)
Chiều dài thân gấp 16 – 18,5 lần chiều cao thân, 9 – 10 lần chiều dài đầu. Chiều dài đầu g&%

Bình luận về bài viết này